Quy trình thiết kế và xây dựng website của Thương Hiệu Web được gồm bốn bước đơn giản hướng tới mục tiêu là để có được một website ưng ý và phục vụ hiệu quả cho việc kinh doanh của quý khách hàng.
Bước 1: Thảo luận phân tích yêu cầu
Các tư vấn viên của Thương Hiệu Web sẽ thảo luận với quý khách qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp nhằm nắm bắt mong muốn, yêu cầu của quý khách về
giao diện và
tính năng của
website. Đồng thời cũng đưa ra một số mẫu ban đầu để khách hàng có thể tham khảo các ý tưởng thiết kế phù hợp. Trong quá trình này, quý khách cũng được tư vấn về các dịch vụ liên quan đến xây dựng,
vận hành website, xây dựng content, các kế hoạch
quảng cáo website qua công cụ tìm kiếm Google. Chúng tôi cũng tư vấn thêm về bố cục, xu hướng thiết kế, cập nhật công nghệ mới và các
dịch vụ nhập dữ liệu, SEO nhằm mục đích mang lại một hiệu quả cao cho khách hàng khi đầu tư xây dựng website
Bước 2: Thiết kế giao diện, lựa chọn và hiệu chỉnh giao diện
Dựa trên kho giao diện có sẵn, Thương Hiệu Web sẽ tư vấn cho khách hàng về bố cục giao diện, giúp khách hàng lựa chọn
giao diện website phù hợp. Khách hàng cũng có thể gửi các mẫu, các ý tưởng giao diện thiết kế cho chúng tôi để nhân viên đồ họa phát triển tiếp ý tưởng giao diện. Sau đó hai bên sẽ cùng bàn bạc và hiệu chỉnh trên giao diện demo để chốt bản giao diện thiết kế cuối cùng trước khi ký hợp đồng và thực hiện dự án.
Bước 3: Bắt tay vào xây dựng website
Việc
xây dựng website sẽ do đội ngũ lập trình viên của Thương Hiệu Web thực hiện dưới sự giám sát của Project Manager. Website sẽ được xây dựng với 2 phần là back-end và front-end.
Back-end là trang quản trị nội dung, cơ sở dữ liệu dùng để nhập dữ liệu và thay đổi cấu hình cho website trong quá trình vận hành. Back-end cũng có thể có thêm các báo cáo, các tính năng mở rộng chẳng hạn như theo dõi đơn đặt hàng, báo cáo về doanh thu từ website... Còn
front-end chính là giao diện của website được xây dựng và cụ thể hóa từ ý tưởng của khách hàng bao gồm trang chủ, trang danh mục và các trang tin tức, sản phẩm hàng hóa và một số trang chức năng khác.
Bước 4: Hướng dẫn vận hành, bàn giao và nghiệm thu
Website mới xây dựng xong giống như một căn nhà bàn giao chưa có nội thất và đồ đạc. Đội ngũ nhập dữ liệu của Thương Hiệu Web sẽ hướng dẫn cụ thể cho khách hàng cách thức
nhập dữ liệu dạng bài viết hoặc sản phẩm lên website. Chúng tôi cũng sẽ nhập mẫu cho khách hàng phần lớn nội dung trang chủ và một số bài viết cơ bản. Phần còn lại sẽ do khách hàng tự trình bày theo ý muốn của mình để đảm bảo
nội dung website gần gũi và hướng tới đúng thị trường mục tiêu của khách hàng.
Các vấn đề hậu xây dựng website
Để có một website hoạt động hiệu quả, mang lại khách hàng và danh thu cho doanh nghiệp,
sau khi xây dựng website chúng ta còn phải làm khá nhiều việc cho nó. Dưới đây là một kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ để các bạn có thể khai thác hiệu quả website của mình.
1) Nên có chiến lược rõ ràng ngay từ đầu
Trước khi xây dựng website bạn nên xác định rõ một trong 2 mục tiêu sau:
a) Mục tiêu giới thiệu: Website chỉ dừng ở việc giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm. Trong trường hợp này không cần đầu tư quá tốn kém, chỉ cần bỏ ra
chi phí xây dựng website khoảng 3 triệu, cộng với chi phí duy trì
tên miền hàng năm khoảng 300,000 và chi phí
hosting gói tối thiểu khoảng 600,000 đ/năm là phù hợp.
b) Mục tiêu kinh doanh: Website sẽ phục vụ cho việc kinh doanh và tìm kiếm khách hàng từ Internet. Trong trường hợp này bạn nên phối hợp cùng đơn vị thiết kế web để xây dựng một
website hướng tới khách hàng, có thông tin hàng hóa dịch vụ rõ ràng và
cấu trúc chuẩn SEO để tăng cường tiếp cận khách hàng tiềm năng. Không nên tiếc tiền xây dựng website và ngoài ra còn phải tính thêm chi phí
làm nội dung cho website, cập nhật nội dung thường xuyên và chuẩn bị ngân sách cho việc
quảng cáo google adword hoặc SEO. Tất nhiên bạn sẽ phải xác định là sau những khoản đầu tư đó thì website hàng tháng sẽ mang lại cho bạn bao nhiêu đơn hàng, doanh thu online là bao nhiêu và có trang trải chi phí vận hành được hay không.
2) Thuê ngoài dịch vụ SEO và cập nhật nội dung website.
Việc có một website cũng giống như việc bạn có thêm một cửa hàng kinh doanh hoặc thuê thêm 1 văn phòng mới. Bạn sẽ cần người chăm sóc cho nó giống như thuê nhân viên dọn dẹp vệ sinh hoặc nhân viên đứng trông quầy hàng. Việc thuê ngoài
dịch vụ cập nhật nội dung website với chi phí từ
500,000/ tháng đôi khi sẽ mang lại hiệu quả hơn việc thuê một nhân viên cố định chăm sóc website và làm marketing online vì bạn sẽ không cần phải quản lý mà vẫn có được các kỹ năng chuyên nghiệp về website.
3) Hướng tới khách hàng di động
Mặc dù các con số thống kê cho thấy hầu khách hàng hiện nay đều truy cập website qua di động nhưng một số doanh nghiệp hiện nay khi bắt tay vào xây dựng website không tính đến điều này. Họ mong muốn một website đẹp và bắt mắt hơn là một
website thân thiện với người dùng và
tương thích với các thiết bị di động. Quan điểm này có thể làm bạn mất đi 90% khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
4) Đơn giản là hiệu quả
Đôi khi bạn nghĩ rằng một
website đẹp, ấn tượng sẽ thu hút khách hàng. Thực tế lại không như vậy. Muốn website tiếp cận nhanh với khách hàng, nó phải lọt qua cổng Google. Mà công cụ tìm kiếm này ưa thích các nội dung đơn giản, rõ ràng bố cục không quá nhiều hiệu ứng hình ảnh vì sẽ làm giảm
tốc độ, giảm
trải nghiệm người dùng. Vì vậy hãy hướng tới một giao diện đơn giản, ít hình ảnh bỏ hẳn các hiệu ứng slideshow hoặc quảng cáo rối mắt, tập trung vào nội dung chính, là sản phẩm dịch vụ, mô tả sản phẩm...
5) Báo cáo thống kê đầy đủ
Có nhiều
công cụ khảo sát website để bạn biết được sau một thời gian thì website của bạn tăng trưởng thế nào về số lượng người viếng thăm, số lượt xuất hiện trên công cụ tìm kiếm .... Trong đó
Google Search Console là đề cử đầu tiên. Bạn nên nhờ đơn vị xây dựng web cài đặt sẵn công cụ báo cáo này để có thể theo dõi
trực quan bằng đồ thị sự tăng trưởng của website và qua đó có thể quyết định xem nên duy trì nó theo hướng nào.